Nghiến răng vì… ghen ăn tức ở

Trên facebook Việt Tân ngày 15-1-2024 có đăng bài viết với nhan đề: “Việt Nam là quốc gia từng nhiều lần đứng đầu châu Á và thế giới về chỉ số hạnh phúc”, cho rằng chỉ số hạnh phúc hoàn toàn ngược lại với tiêu chí nơi đáng sống; chỉ số hạnh phúc chỉ để đo lường mức độ “nghiến răng chịu đựng” của người dân.

Thật nực cười cho Việt Tân khi chỉ số hạnh phúc ở Việt Nam không những được đông đảo nhân dân trong nước đón nhận mà còn được cả cộng đồng quốc tế ủng hộ, công nhận. Nhiều khả năng Việt Tân cũng chỉ là những con “ếch ngồi đáy giếng”, chỉ ngước mặt lên nhìn được khoảng không bó hẹp trên đầu mà không thấy sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của xã hội Việt Nam. Chỉ có những kẻ vì mục đích đen tối, mang tư tưởng thù hằn dân tộc mới có hành động nghiến răng vì tức tối và chịu nhục.

Trong quá trình đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng nâng cao nhận thức về xã hội chủ nghĩa (XHCN), đồng thời đề ra mục tiêu tổng quát xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Mục tiêu này được hình thành từ 5 mục tiêu nhỏ tồn tại trong mối quan hệ thống nhất. Dân giàu là nhân dân có cuộc sống sung túc, khá giả, có khả năng tự lo cho bản thân. Mục tiêu này đã và đang trở thành hiện thực trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nước mạnh thì nội lực của đất nước ngày càng được nâng lên. Vị thế quốc gia được nâng cao cả về chỗ đứng và tiếng nói, đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, giữ vững môi trường hòa bình để phát triển đất nước. Dân chủ là do nhân dân lao động làm chủ, phục vụ lợi ích của nhân dân. Nó vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, thể hiện bản chất của chế độ XHCN. Công bằng là một xã hội mà trong đó sự phát triển vì con người chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá của họ. Tiến bộ và công bằng xã hội là mục tiêu nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hướng đến chứ không phải là sự gia tăng khoảng cách giàu, nghèo. Văn minh là mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và hòa nhịp với xã hội văn minh, hiện đại. Sau hơn 37 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, những mục tiêu này đang được Việt Nam hiện thực hóa một cách toàn diện, hiệu quả và người dân sống trong một đất nước phát triển phồn thịnh, được hưởng sự dân chủ, công bằng, văn minh, hạnh phúc.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1986) được coi là bước ngoặt lịch sử của dân tộc, mở ra thời kỳ phát triển mới cho đất nước Việt Nam. Tổng kết hơn 37 năm công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, có thể nói Việt Nam đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Quy mô, trình độ nền kinh tế nâng lên, đời sống nhân dân được cải thiện, vị thế và uy tín của đất nước ngày càng được củng cố. Những kết quả ấn tượng này là minh chứng sống động khẳng định vai trò lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng trong công cuộc đổi mới, phát triển đất nước theo con đường XHCN. Chưa bao giờ sức mạnh quốc gia, uy tín và vị thế quốc tế của Việt Nam được như bây giờ. Chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào công cuộc đổi mới đã mang lại sự thay đổi toàn bộ diện mạo đất nước. Để có được những thành quả nêu trên, trước hết phải kể đến vai trò lãnh đạo của Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua các cương lĩnh chính trị đã thể hiện tư tưởng nhất quán về cách mạng dân tộc dân chủ, tính tất yếu của cách mạng XHCN, độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội để xây dựng đất nước hòa bình, thống nhất, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đây là nền tảng lý luận quan trọng góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước.

Cũng hơn 37 năm đổi mới theo định hướng XHCN, Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ trên tất cả lĩnh vực của đời sống. Từ một nước thuộc địa nửa phong kiến nghèo nàn, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám năm 1945; phải đối mặt với giặc đói, giặc dốt ngay sau khi tuyên bố độc lập, hiện Việt Nam đã thực sự “thay da, đổi thịt”, nền kinh tế không ngừng tăng trưởng với tốc độ khá, đời sống nhân dân được cải thiện. Năm 2023, trong bối cảnh tình hình thế giới nhiều biến động nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, nền kinh tế đạt mức tăng trưởng 5,05%. Kết quả này cho thấy, Việt Nam nằm trong nhóm các nước có mức tăng trưởng cao của khu vực và thế giới. Tính đến cuối năm 2023, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt 430 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20-12-2023 đạt gần 36,6 tỷ USD, tăng 32,1% so với năm trước. Chính phủ kiên định thực hiện chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa với phương châm Việt Nam sẵn sàng là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế. Đồng thời, Việt Nam ngày càng chủ động và tích cực thể hiện trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, vì một thế giới hòa bình, phát triển. Qua đó góp phần tạo dựng một diện mạo mới, vị thế mới của Việt Nam trên trường quốc tế.

Hành trình hơn 37 năm đổi mới, sự hài hòa giữa ý Đảng, lòng dân chính là động lực lớn nhất, yếu tố cơ bản nhất tạo nên thành công của công cuộc xây dựng Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Một Việt Nam đổi mới, năng động, nỗ lực phát triển toàn diện từng ngày chính là tiền đề để mang đến cho người dân trên mọi miền Tổ quốc cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc. Qua đó, những “con cóc” ở hải ngoại lại tiếp tục nghiến răng vì ghen ăn tức ở.

(NQVN)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *