Phát huy vai trò của giáo viên trong phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội

Theo Sở Giáo dục Đào tạo, hiện nay toàn tỉnh có 11.568 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Đây là lực lượng hùng hậu, có kiến thức, trình độ chuyên môn, khoa học – kỹ thuật, đạo đức nghề nghiệp, nhiệt huyết, thường xuyên tham gia mạng xã hội, nếu được phát huy đây sẽ là binh chủng xung kích trên mặt trận tư tưởng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Kiên quyết loại bỏ các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội  

Quan điểm sai trái, thù địch là quan điểm không đúng về mặt khoa học và thực tiễn, sai sự thật, lừa bịp, thường được viết và đăng tải trên các phương tiện truyền thông đặc biệt là mạng xã hội. Dạng quan điểm này thường được thể hiện dưới lối viết giật gân, không trung thực hoặc dùng các tiêu đề bịa đặt để tăng lượng công chúng theo dõi. Mục đích của việc thông tin sai lệch làm giảm niềm tin của công chúng vào Đảng, Nhà nước.

Trên thế giới, hiện nay, xuất hiện nhiều vấn đề mới phức tạp, khó lường. Ở trong nước, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, đặc biệt thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử sau hơn 37 năm đổi mới…vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức nhất là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nạn tham nhũng, lãng phí cùng những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Lợi dụng tình hình này, các thế lực thù địch đã đẩy mạnh thực hiện “diễn biến hòa bình”, liên tiếp tung ra các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc, hòng phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hoang mang, mất phương hướng để từ đó chúng dễ dàng thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ, từ đó nhằm mục tiêu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Với thế mạnh là có tính lan toả rộng, nhanh và khó kiểm soát, mạng xã hội trở thành một trong những yếu tố tiềm năng nhất trong lan truyền quan điểm sai trái, thù địch. Việc sử dụng hình thức này của các thế lực thù địch nhằm gây khó khăn cho sự thống nhất về tư tưởng trong Đảng, đồng thuận trong xã hội.

Việc loại bỏ những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội là trách nhiệm của tất cả mọi tầng lớp nhân dân. Trong đó, có trách nhiệm của cán bộ, quản lý, giáo viên, nhân viên trong ngành Giáo dục đào tạo, những người luôn được xã hội tôn vinh, Nhân dân quý trọng.

Giáo viên tham gia tích cực, góp phần phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội.     

Để góp phần phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội, giáo viên cần quan tâm tới một số nội dung sau:

Thứ nhất, cần hiểu bản chất, mục đích của  các quan điểm sai trái, thù địch; ý nghĩa của việc phản bác lại các quan điểm này từ đó tích cực trau dồi nhận thức, bản lĩnh chính trị, và tham gia đấu tranh phản bác.

Cần phải hiểu rằng các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội là những thông tin sai sự thật được viết ra có chủ đích nhằm chống phá lại Đảng, Nhà nước đăng trên các nền tảng mạng xã hội nhằm làm mất niềm tin, xáo trộn, mất ổn định trong xã hội. Nếu không phản biện, đập tan âm mưu này của bọn phản động thì sẽ rất nguy hiểm và tác động xấu đến sự phát triển bền vững của đất nước; thủ đoạn lan truyền các quan điểm sai trái của các thế lực rất tinh vi, xảo quyệt, như tìm cách thâm nhập vào tổ chức đoàn thể ở các nhà trường, với mục đích phá vỡ các tổ chức này; lợi dụng tín ngưỡng, mê tín dị đoan để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”; hoặc là tìm cách đưa các ấn phẩm văn hóa đồi trụy, phản động vào trong đời sống tinh thần trong học sinh, sinh viên; hoặc một số thành phần len lỏi vào các trường học, thông qua các chương trình học bổng, thông qua mạng xã hội… lôi kéo, kích động, xuyên tạc, mua chuộc cán bộ, giáo viên, học sinh phát ngôn, đăng tải các dòng trạng thái trên trang mạng cá nhân… chống lại Nhà nước, chế độ, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc nhằm tạo ra sự bất ổn về chính trị tư tưởng …Để nhận thức được những chiêu trò và kịp thời phản bác được các quan điểm sai trái, giáo viên cần không ngừng tiếp nhận thông tin từ báo chí truyền thông chính thống nhằm hiểu được thực trạng xã hội; không ngừng trau dồi bản lĩnh chính trị; tỉnh táo, kiên cường trước mọi cám dỗ, nhất quán giữ vững lập trường tư tưởng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý điều hành của Nhà nước

Thứ hai, chủ động và nhất quán trong phản bác các luận điệu sai trái.

Đấu tranh, phản bác đối với các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, được Đảng ta xác định là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên của toàn bộ hệ thống chính trị, của mỗi cán bộ, đảng viên, của mọi công dân. Ðể thực hiện tốt nhiệm vụ này, cán bộ, giáo viên cần tiến hành một cách chủ động và nhất quán trong đấu tranh. Quán triệt phương châm “xây đi đôi với chống”, lấy “xây” là trọng tâm. Chủ động lan tỏa thông tin tích cực, đấu tranh phản bác quyết liệt, khôn khéo trước các quan điểm sai trái, thù địch. Luôn kiên quyết, kiên trì quan điểm nhất quán của Đảng đó là tính tất yếu của con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội; tính ưu việt mà chế độ, chế độ xã hội chủ nghĩa đem tới cho Nhân dân; nhất quán quan điểm bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, đấu tranh vạch trần bản chất các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc; vạch trần chân tướng những tổ chức, cá nhân núp dưới chiêu bài dân chủ, nhân quyền nhằm tấn công vào chế độ xã hội ta; đưa ra các luận chứng, cung cấp thông tin làm sáng tỏ một số vấn đề, sự kiện, hiện tượng đã bị các thế lực thù địch xuyên tạc và lợi dụng để vu cáo.

Thứ ba, cần nhận thức đúng, hiễu rõ từng cách thức phản biện, đấu tranh với các luận điệu sai trái, xuyên tạc của kẻ thù.

Việc phản bác chỉ có hiệu quả khi sử dụng đúng cách. Thực tế hiện nay, giáo viên có nhiều diễn đàn để tham gia truyền thông và với khả năng am hiểu công nghệ, giáo viên có thể tham gia truyền thông trên nhiều diễn đàn ví dụ như: Youtube, Facebook, Fanpage, Zalo, Twiter… Những diễn đàn này có khả năng lan tỏa nhanh, rộng, vì vậy việc lựa chọn ngôn từ nào, luận điểm, luận cứ, ý tưởng nào để phản biện những quan điểm sai trái rất quan trọng, cấp thiết, bởi nếu không cân nhắc, không sắc bén có thể trở nên hời hợt, nhạt nhòa, thậm chí phản tác dụng

Thứ tư, khai thác, sử dụng phương thức phản bác phù hợp.

Để phản bác, phản biện với các quan điểm sai trái thì thường phải dùng tới các lập luận, lý lẽ, ngôn từ; cách viết ngắn, dài tùy điều kiện, khả năng của mỗi người; tuy nhiên, với từng nhóm, từng cấp học khác nhau có thể lựa chọn, khai thác sâu những cách thức, chuyên môn mình đang giảng dạy để phản bác các quan điểm sai trái một cách hiệu quả.

(NVS)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *