Thực tế tình hình tôn giáo ở Việt Nam phủ định hoàn toàn luận điệu xuyên tạc trong bức thư do Liên Hợp quốc công bố

Ngày 29/6/2020, Liên Hợp quốc cho công bố bức thư của hai báo cáo viên đặc biệt của tổ chức này phản ánh về tình hình tôn giáo tại Việt Nam, trong đó có nhiều nội dung xuyên tạc, vu cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo, cản trở quyền tự do tôn giáo. Bức thư của hai vị báo cáo viên này cho rằng Việt Nam “hăm doạ, sách nhiễu, cấm xuất cảnh, theo dõi và sử dụng bạo lực đối với các cộng đồng tôn giáo độc lập và những người bảo vệ nhân quyền…”. Đó là những nhận định đầy cảm tính, phiến diện một chiều, xuyên tạc, phủ nhận sạch trơn những thành tựu đạt được của Việt Nam trong việc thực hiện chính sách tôn giáo.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Việt Nam luôn là quốc gia đi đầu trong quá trình cam kết và thực thi các quyền tự do của cá nhân trong đó có quyền tự do tôn giáo. Quốc hội Việt Nam đã ban hành đạo luật riêng để điều chỉnh lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. Theo đó luôn tạo điều kiện tốt nhất để mọi người thực hiện tốt nhất quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nhưng đồng thời cũng xử lý nghiêm những kẻ lợi dụng quyền tự do này để cố tình thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật như xâm phạm lợi ích của Nhà nước hay quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Hiện nay, Việt Nam có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được công nhận và cấp đăng ký hoạt động với 55.000 chức sắc, 145.000 chức việc, 29.000 cơ sở thờ tự. 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có 26 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số cả nước; có hơn 8.000 lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo hằng năm, thu hút sự tham gia đông đảo của các tín đồ và quần chúng nhân dân. Thử hỏi, nếu Việt Nam đàn áp tôn giáo, cản trở quyền tự do tôn giáo như lời lẽ trong bức thư do Liên hợp quốc công bố, thì tại sao trong những năm qua lại có nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn được lựa chọn và đã tổ chức thành công ở Việt Nam, điển hình như Kỷ niệm 500 năm Cải chánh đạo Tin lành (năm 2017), Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc  Vesak (năm 2019), Tổng hội dòng Đa Minh thế giới (năm 2019)…

Như vậy, có thể khẳng định rằng, bức thư của hai báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc đã phản ánh sai sự thật, phủ nhận và xuyên tạc chính sách và việc thực thi chính sách tôn giáo đầy tính nhân văn của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong những năm qua. Chúng ta cần phải lên án, phê phán mạnh mẽ việc làm sai trái, có động cơ chính trị không trong sáng này!

(NQ)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.