Chó sủa mặc chó. Lữ hành cứ đi”…

Trong những năm qua, công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Việt Nam đã và đang đạt nhiều kết quả quan trọng, giúp gia tăng niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Trong nhiệm kỳ 2015 – 2020, nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm đã được điều tra, khởi tố, truy tố và xét xử công khai, thể hiện sự nghiêm minh của Đảng, sự thượng tôn pháp luật, góp phần cảnh tỉnh, răn đe mạnh mẽ đối với những cán bộ, đảng viên có chức, có quyền trong hệ thống chính trị. Theo thống kê, nhiệm kỳ Đại hội Đảng khóa XII đã có 87.000 cán bộ, đảng viên bị kỷ luật; trong đó, 3.200 đảng viên bị kỷ luật liên quan đến tham nhũng. Tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng trong giai đoạn thi hành án của các vụ án hình sự về kinh tế được nâng lên rõ rệt từ dưới 10%  vào năm 2013 thì bình quân giai đoạn 2013 – 2020 đạt 32,04%.

 

Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội, phản động với cái nhìn hằn học, phiến diện đã liên tục đăng tải các thông tin bịa đặt, xuyên tạc đối với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta, nhất là trong thời gian toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta chuẩn bị, tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Dưới vỏ bọc tinh vi là các “thư ngỏ”,“góp ý”, “kiến nghị” “những lời tâm huyết”, “góp phần xây dựng Đảng”, chúng mặc nhiên lớn tiếng khẳng định việc xử lý kỷ luật Đảng, truy tố một số cán bộ cấp cao vi phạm pháp luật thời gian qua thực chất là những cuộc đấu đá, thanh trừng nội bộ, tranh giành quyền lực, tranh giành “ghế” tại Đại hội XIII…

Thật là luận điệu trơ trẽn, lố bịch của những kẻ cơ hội, phản động! Vậy đâu mới là sự thật?

Sự thật là: Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng được Đảng, Nhà nước ta thực hiện thường xuyên, từ lâu chứ không phải đến nhiệm kỳ Đại hội XII (2015 – 2020)mới làm. Xin được nhắc lại, lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở rằng, ba căn bệnh tham ô, lãng phí, quan liêu “là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ”. Người cho rằng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như đánh giặc ngoài mặt trận và khẳng định “đây là mặt trận tư tưởng và chính trị” rất quan trọng. Thực chất nó là thứ “giặc ở trong lòng”, “giặc nội xâm”. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi việc chống tham ô, lãng phí, quan liêu là một hình thức mở rộng dân chủ:“Chống tham ô, lãng phí, quan liêu là dân chủ”,“Ðó cũng là một hình thức dân chủ tập trung”. Và cái án tử hình dành cho Trần Dụ Châu – nguyên Đại tá, Cục trưởng Cục Quân nhu (tiền thân của Tổng Cục hậu cần)năm 1950 nổi tiếng trong lịch sử là một minh chứng. Việc nghiêm khắc xử lý Trần Dụ Châu hơn nửa thế kỷ trước vẫn là bài học quý giá cho việc chống tham nhũng, lãng phí hiện nay nhằm làm trong sạch Đảng, trong sạch bộ máy.

Thực tế công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí của Đảng và Nhà nước ta thời gian qua cho thấy, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, dù cán bộ đương chức hay về hưu, nếu có sai phạm đều bị xử lý, kỷ luật, thể hiện sự nghiêm minh của Đảng, sự thượng tôn pháp luật, góp phần cảnh tỉnh, răn đe mạnh mẽ đối với những cán bộ, đảng viên có chức, có quyền trong hệ thống chính trị. Với quan điểm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”, Đảng và Nhà nước ta đã kiên quyết xử lý tệ nạn tham nhũng, thu hồi khối lượng lớn tài sản của Nhà nước, của nhân dân bị chiếm dụng. Thật trơ trẽn, lố bịch khi cho rằngcông cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta là “cuộc đấu đá nội bộ”, “tranh giành quyền lực”.Những kẻ nói công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta là “cuộc đấu đá nội bộ”, “tranh giành quyền lực” giải thích như thế nào về việc Liên hợp quốc có hẳn Công ước về chống tham nhũng và lấy ngày 09/12 hằng năm làm Ngày Quốc tế chống tham nhũng (International Anti-Corruption Day – IACD)? Và bức tranh toàn cảnh về tệ nạn tham nhũng trên toàn thế giới, bất kể thể chế chính trị nào được liệt kê trongChỉ số nhận thức tham nhũng (Corruption Perceptions Index – CPI) của Tổ chức minh bạch quốc tế (Transparency International – TI) và bảng xếp hạng của U.S. News & World Report – các bảng xếp hạngđược cho là đáng tin cậy hiện naylẽ nào chỉ để cho vui mà không hề có giá trị gì?

Tây Ban Nha có câu ngạn ngữ rất nổi tiếng: “Chó sủa mặc chó, lữ hành cứ đi”. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí của Đảng và Nhà nước ta sẽkhông vì những lời xuyên tạctrơ trẽn, lố bịch của những kẻ phá hoại, thù địch mà chùn bước, ngược lại sẽ càng được thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa và niềm tin của cánbộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và sự phồn vinh của chế độ sẽ ngày càng được củng cố, vững bền.

Mộc An

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.