Cần xây dựng một không gian mạng lành mạnh

Luật An ninh mạng được Quốc hội Việt Nam thông qua vào ngày 12/6/2018 đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2019, gồm 07 chương, 43 điều, quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng; triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Cần xây dựng một không gian mạng lành mạnh

Đây là đạo luật có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ an ninh quốc gia; giữ gìn trật tự an toàn xã hội, xử phạt đối với những hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng; góp phần siết chặt hơn nữa các hoạt động trên môi trường mạng bằng việc nghiêm cấm các hành vi gây mất an ninh mạng.

Sau một thời gian Luật An ninh mạng có hiệu lực, lực lượng chức năng đã xử lý (phạt hành chính từ 10.000.000đ đến 30.000.000đ theo Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện) nhiều đối tượng lợi dụng không gian mạng để đăng tải những thông tin có nội dung sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, vi phạm Điều 8 Luật An ninh mạng. Có thể kể đến một số vụ việc, như:

– Việc chủ tài khoản facebook có tên là “Đầm Bầu Thời Trang Mami” đã đăng tải thông tin, hình ảnh sai sự thật về việc chế biến, bày bán lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi tại Hà Nội và kêu gọi “tẩy chay” thịt lợn vì dịch tả lợn châu Phi có thể lây sang người.

– Việc chủ tài khoản facebook “Quảng Ninh 24/7” thông tin sai sự thật về vụ việc chủ quán karaoke ở Quảng Yên (Quảng Ninh) đánh người vô tội vạ.

– Việc chủ tài khoản facebook “Người Quảng Ninh” thông tin sai sự thật về việc công an không truy cứu trách nhiệm hình sự một cán bộ say rượu, chống đối người thi hành công vụ ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Ngoài ra, tại Điều 9 Luật An ninh mạng quy định rất rõ về việc xử lý vi phạm pháp luật về an ninh mạng: Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.

Do đó, để bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân cần phải thực hiện tốt trách nhiệm của mình bằng cách:

– Chủ động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công nhân viên về nhận thức, kỹ năng bảo vệ an ninh mạng; triển khai các quy định của Luật An ninh mạng để bảo vệ hệ thống thông tin và dữ liệu cá nhân do cơ quan, tổ chức mình quản lý.

– Không thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật nói chung, quy định của Luật An ninh mạng nói riêng.

Phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền về an ninh mạng xử lý thông tin và hành vi vi phạm pháp luật, trong đó có xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng, bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.

– Lưu trữ và cung cấp một số loại dữ liệu cho phục vụ điều tra hành vi vi phạm pháp luật và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Vì vậy, mỗi người dùng mạng đã đến lúc phải có ý thức cao đối với hành vi của mình trên mạng xã hội nếu không muốn gánh chịu trách nhiệm dân sự và thậm chí là hình sự./.

(PA)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *