Những bước đi chiến lược của Việt Nam trong việc bảo vệ, phát triển đất nước

Ngạn ngữ có câu: “Nếu số phận chia cho bạn những quân cờ xấu, hãy để sự khôn ngoan biến bạn thành người chơi giỏi”. Trên ván cờ địa chính trị, trước sự xâm phạm của giặc ngoại xâm thì làm sao để vừa bảo vệ chủ quyền, vừa đưa đất nước phát triển, đó là thách thức không hề nhỏ với bất kỳ quốc gia nào. Việt Nam đã chọn chiến lược thế nào và kết quả ra sao, so với các nước bạn?

Cú bắt tay “xoay trục” ngã về phía Trung Quốc hồi năm 2016 của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã đẩy đất nước Philippines đến viễn cảnh mù mịt. Ảnh: Reuters.

Nhìn từ nước bạn

Thời gian gần đây, truyền thông Philippines đăng tải rất nhiều thông tin về quốc gia này vỡ mộng với các dự án đầu tư 45 tỷ USD của Trung Quốc và chỉ trích Tổng thống đương nhiệm ông Duterte. Tháng 10-2016, chỉ 4 tháng sau khi nhậm chức, trước sự vẽ vời của Trung Quốc cam kết đầu tư vào Philippines lên 45 tỷ USD, ông Duterte quay lưng với đồng minh Mỹ và “nhắm mắt” để cho Trung Quốc bồi đắp bảy hòn đảo nhân tạo trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, mà hiện bị Philippines kiểm soát.

Đến thời điểm tháng 7-2019, sự thật vỡ lẽ khi Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr chua chát công khai:“Chúng tôi (Philippines và Trung Quốc) ký kết nhiều thỏa thuận nhưng phần lớn không được thực hiện”. Và đến thời điểm này, Philippines mới ra sức phản đối Trung Quốc đưa hơn 100 tàu áp sát đảo Thị Tứ (thuộc chủ quyền Việt Nam hiện bị Philippines kiểm soát), thì mọi chuyện đã đi quá xa. Sai lầm chưa dừng lại ở đó, nhiều chính trị gia Philippines còn bày tỏ thêm lo ngại đất nước này rơi vào “bẫy nợ” của Trung Quốc, giống như số phận của các nước đối tác sáng kiến “Vành đai và Con đường”.

Có thể thấy, đưa các quốc gia vào “bẫy” để từ đó kiểm soát một số đảo, cảng biển quan trọng mà quốc gia đó đang kiểm soát là thủ đoạn quen thuộc mà Trung Quốc sử dụng. Không chỉ riêng gì Philippines dính bẫy của Trung Quốc, mà ngay cả Sri Lanka cũng đánh mất quyền kiểm soát, hải cảng chiến lược quan trọng Hambantota vào tay Trung Hoa.

Hành động chiến lược của Việt Nam

Còn riêng Việt Nam, với định hướng ngay từ ban đầu và xuyên suốt “không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia”, cho nên Việt Nam đã có những bước đi chiến lược.

Không những độc lập – tự chủ, Việt Nam còn hợp tác đa phương hóa với tất cả các quốc gia trên mọi lãnh vực từ chính trị, kinh tế, quốc phòng, và vận động được hầu hết các quốc gia trên thế giới ủng hộ Việt Nam liên quan vấn đề chủ quyền trên biển Đông. Một điển hình cụ thể, trong thời gian gần đây, khi Trung Quốc hết lần này, đến lần khác xâm phạm bãi Tư Chính và một số vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, các lực lượng chấp pháp của Việt Nam đã nỗ lực, tìm mọi cách đuổi những chiếc tàu xâm phạm của Trung Quốc ra khỏi lãnh thổ. Không một tiếng súng nổ ra, dù Trung Quốc giở mọi thủ đoạn, khiêu chiến, khơi màu. Không những Trung Quốc không thể ra tay phá hoại, cản trở hoạt động khai thác khoáng sản mà Việt Nam đang hợp tác với các nước bạn trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, mà còn đuối lý trước cộng đồng quốc tế.

Sự ủng hộ của lãnh đạo các quốc gia, học giả quốc tế từ Nhật, Nga, Mỹ, Úc… chính là thước đo đánh giá cho hướng đi, quyết sách chiến lược đúng đắn của Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà Giáo sư Panos Mourdoukoutas nhận định: “Việt Nam là quốc gia cứng rắn với Trung Quốc trên biển Đông”.

Hệ thống giàn khoan của Việt Nam hợp tác với các nước bạn khai thác trên vùng biển Việt Nam luôn được bảo vệ tuyệt đối

Còn ở đất liền, những dự án hợp tác – phát triển kinh tế ảnh hưởng đến an ninh ngày càng được siết chặt. Với nghị quyết 50-NQ/TW Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký, yêu cầu rõ: “Xây dựng cơ chế đánh giá an ninh và tiến hành rà soát an ninh đối với các dự án, hoạt động đầu tư nước ngoài có hoặc có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia”. Tất cả những dự án có yếu tố nước ngoài có ảnh hưởng đến an ninh đều được đánh giá, kiểm duyệt gắt gao. Việc lựa chọn nhà thầu xây dựng tuyến đường cao tốc Bắc-Nam vừa qua đã cho thấy rõ điều đó.

Mặc dù đất nước Việt Nam hiện còn rất nhiều thách thức, nhất là khi giặc phương Bắc không bao giờ từ bỏ tham vọng nuốt trọn biển Đông, muốn cướp biển của Việt Nam. Tuy nhiên với sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, sự hòa bình – ổn định, kinh tế ngày càng tăng trưởng, thịnh vượng của đất nước Việt Nam, cùng với ý chí của người dân, không khó khăn nào Việt Nam không vượt qua, và ngày càng khôn ngoan hơn trước cái bẫy của những kẻ phá hoại. Nếu như năm 2018, nhiều người dân nhẹ dạ, cả tin nghe theo lời xúi giục của các thành phần phản động, lưu vọng nước ngoài, dẫn đến có những hành vi tổn hại đến đất nước, ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Thì ngày hôm nay, sự cảnh giác đã được nâng lên, những lời xúi giục biểu tình đập phá dưới lớp áo “phản đối Trung Quốc thể hiện tình yêu nước” đã không còn tác dụng, mọi lời kêu gọi đều vô nghĩa

Tường Vi/ngonco.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.