CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC GÓP PHẦN CỦNG CỐ NIỀM TIN CỦA NHÂN DÂN ĐỐI VỚI ĐẢNG, NHÀ NƯỚC, CHẾ ĐỘ

Gần đây, trên các trang mạng xã hội, các thế lực thù địch, phản động đã tán phát bài viết “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín có tiêu diệt được tham nhũng?” với nội dung xuyên tạc về 4 chữ “Nhân” trong bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phiên họp lần thứ 23 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (ngày 12/01) rằng“cách các ông “nhân ái, nhân tình” với thế lực tham nhũng là các ông đang nuôi dưỡng chúng”; đồng thời đưa ra nhận định vô căn cứ rằng “học Trung Quốc chống tham nhũng là đi vào ngõ cụt”…  

Trước tiên, cần phải hiểu rằng, chữ “Nhân” mà Tổng Bí thư nêu ra là không có gì mới. Bởi vì, “nhân”, “nghĩa” là giá trị truyền thống tốt đẹp được cha ông trao truyền lại cho chúng ta ngày nay. Trong thời gian qua, Tổng Bí thư thường nêu quan điểm “xử một vài người để răn đe, giáo dục, ngăn ngừa người khác đừng vi phạm, để cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, ngăn ngừa là chính, không phải cốt xử cho nhiều, xử cho nặng mới là nghiêm”; “Không thích thú gì việc kỷ luật đồng chí, đồng đội của mình, thậm chí rất đau xót, nhưng buộc phải làm”. Phương châm phát hiện tham nhũng, tiêu cực từ sớm từ xa, tìm cách ngăn chặn, ngăn chặn được là tốt nhất, không xảy ra là tốt nhất, ngăn chặn kịp thời để đỡ phải xử lý… chứ không phải “nhân ái, nhân tình với thế lực tham nhũng” như những kẻ xấu rêu rao, xuyên tạc. Chữ “Nhân” trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực còn nhằm đảm bảo sự ổn định lâu dài và đảm bảo để những ai đã và sẽ bị xử lý phải tâm phục, khẩu phục. Hơn tất cả đó là đảm bảo niềm tin trong Đảng, trong Nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.

Về luận điệu “học Trung Quốc chống tham nhũng là đi vào ngõ cụt”, đây là nhận định vô căn cứ, bởi lẽ, hệ thống cơ quan chống tham nhũng của Trung Quốc và Việt Nam có khá nhiều điểm tương đồng, rõ nét nhất là cùng đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, thống nhất và toàn diện của Đảng Cộng sản. Sự lãnh đạo của Đảng chính là tiền đề, cơ sở quan trọng cho việc tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi cả nước. Việc này cũng hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc tổ chức hệ thống chính trị và điều kiện, hoàn cảnh hiện nay của hai nước. Ngoài ra, cả Trung Quốc và Việt Nam đều đề cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và công tác phối hợp giữa các cơ quan chống tham nhũng, tiêu cực. Điều này cho thấy, Việt Nam chưa bao giờ học chống tham nhũng theo kiểu Trung Quốc; những kinh nghiệm chống tham nhũng của Trung Quốc chỉ có giá trị tham khảo hữu ích đối với Việt Nam trong việc xây dựng mô hình cơ quan chống tham nhũng mà thôi…

Trong thời gian tới, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, quyết liệt, đồng bộ, toàn diện và có hiệu quả hơn; góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội và củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ. Do đó, hơn lúc nào hết, trách nhiệm của mỗi chúng ta là phải luôn cảnh giác, kiên quyết đấu tranh với những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch và hãy luôn giữ vững niềm tin đối với Đảng, Nhà nước trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhất định chúng ta sẽ giành thắng lợi.

(VPB)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *